Sunday, July 26, 2009

Tuyển cố vấn Trung Tâm Hỗ Trợ đầu tư Kinh Doanh tỉnh Bắc Kạn

DỰ ÁN 3PAD BẮC KẠN
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU NỘI DUNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC
Cố vấn trung tâm hỗ trợ đầu tư kinh doanh (BISC)
I. Thông tin chung:
Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (Bắc Kạn 3PAD) được tài trợ bởi Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Mục tiêu phát triển của dự án nhằm hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu vực miền núi tỉnh Bắc Kạn. Các kết quả mong chờ của dự án gồm: (i) Văn hoá quản lý được cải thiện, khuyến khích việc sử dụng, sở hữu tài sản và thị trường đối với lĩnh vực tư nhân nhằm tăng trưởng vì người nghèo; cải thiện phân phối một cách bền vững trong các hoạt động sinh kế của những người nghèo thông qua sự liên kết những đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực con người, cải thiện công nghệ và các hoạt động kinh doanh nông nghiệp cũng như ảnh hưởng của các hệ thống phân phối dịch vụ, và (iii) hệ thống bảo vệ, bảo tồn xã hội, sinh thái, kinh tế bền vững trên đất dốc bao gồm việc thành lập các hệ thống thanh toán dịch vụ môi trường.
Mục tiêu khởi đầu đối với sự can thiệp của dự án là (i) phân loại đất lâm nghiệp, sử dụng đất cũng như phân bổ quyền sử dụng đất cho những hộ nghèo; (ii) chuyển đổi hình thức sinh kế theo hướng hệ thống nông nghiệp hàng hoá với việc tạo ra một thị trường hàng hoá nông nghiệp hài hoà; (iii) phát triển hệ thống bảo vệ và bảo tồn xã hội, hệ sinh thái và kinh tế trên đất dốc.
Mục tiêu thực hiện chiến lược của dự án là thể chế hoá việc tiếp cận chính quyền thiết thực hơn và nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền có liên quan thông qua phát triển của các quy trình chính quyền và hỗ trợ tập huấn, tư vấn cho cơ quan thực hiện, các đối tác quản lý là những đơn vị sẽ (i) tìm kiếm sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong việc sử dụng hiệu quả đất dốc và vùng thung lũng; (ii) cải thiện sự phát triển và chuyển giao công nghệ, các hoạt động quản lý nông nghiệp một cách hợp lý đối với hệ thống nông nghiệp vùng cao thông qua nghiên cứu có sự tham gia và hệ thống phân phối dịch vụ đa năng; và (iii) thí điểm việc quản lý các hệ thống lợi ích và bền vững trên đất dốc.
II. Vị trí: Cố vấn trung tâm hỗ trợ đầu tư kinh doanh
III. Chức năng:
Cố vấn trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh tư vấn hỗ trợ thành lập, duy trì trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh. Định hướng phát triển lâu dài cho trung tâm và các đơn vị được hưởng lợi từ dự án theo thế mạnh đặc thù của tỉnh Bắc Kạn. Tư vấn xúc tiến thương mại, sản phẩm.
IV. Nhiệm vụ: Cố vấn trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
1. Mục tiêu: Cố vấn trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh tỉnh Bắc Kạn sẽ hỗ trợ cho Ban quản lý dự án tỉnh thành lập và duy trì trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh hoạt động có hiệu quả và hỗ trợ cấp huyện thực hiện theo thiết kế dự án.
2. Những trách nhiệm và nhiệm vụ chính:
- Xây dựng cuốn sổ tay về hướng dẫn thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh tỉnh Bắc Kạn, xây dựng quy chế hoạt động cho trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh.
- Nghiên cứu thực trạng về phát triển kinh doanh thương mại trên địa bàn các huyện trong vùng dự án và của tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu, theo dõi, cập nhật tình hình về tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội, nhu cầu đầu tư, phát triển thương mại, du lịch cho tỉnh Bắc Kạn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo, ban quản lý dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn và Trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh tỉnh điều hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
- Tư vấn xây dựng mối quan hệ, giao dịch, tiếp nhận các dự án đầu tư trong và ngoài nước, xúc tiến kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, quảng bá du lịch.
- Hỗ trợ và trực tiếp tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm, các hoạt động quảng bá thương hiệu hàng hóa nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh.
- Tư vấn và hỗ trợ cho việc xây dựng, cập nhật duy trì website của trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh của tỉnh Bắc Kạn. Quảng bá về môi trường đầu tư, tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh Bắc Kạn.
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cho lãnh đạo và cán bộ của trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh về thương mại, dịch vụ, du lịch…
- Định hướng phát triển cho các ngành nghề có tiềm năng của Bắc Kạn
- Xây dựng các phương án phát triển thương mại cho các huyện trong vùng dự án, liên kết phát triển thị trường, các dịch vụ kinh doanh cho cấp huyện và tỉnh.
- Nghiên cứu khả thi phát triển ngành nghề thủ công mới cho các hộ nghèo phát triển kinh tế tại các đơn vị có tiềm năng.
- Tư vấn, hỗ trợ quảng bá sản phẩm tạo thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương. Tìm đầu ra cho sản phẩm để phát triển bền vững.
- Kết hợp với các nguồn quỹ hỗ trợ của dự án và nguồn khác để phục vụ cho xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, vốn ngân hàng để phát triển đầu tư kinh doanh.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương về pháp lý, cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước.
V. Các kết quả mong đợi:
- Sổ tay hướng dẫn và thực hiện trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược phát triển trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh tỉnh.
- Báo cáo lộ trình thực hiện, hoàn thành chiến lược.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo của những người tham gia lộ trình.
- Chiến lược phát triển xúc tiến đầu tư kinh doanh cho các ngành nghề của tỉnh.
- Báo cáo quy trình thành lập và duy trì trung tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh.
- Đánh giá lại sổ tay thực hiện, bài học kinh nghiệm, khuyến cáo cho việc cải tiến và bền vững.
VI. Yêu cầu, tiêu chuẩn:
- Có trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Có kinh nghiệm trong việc tư vấn phát triển xây dựng các trung tâm đầu tư kinh doanh, có kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Có kinh nghiệm về phát triển thị trường nội địa, quảng bá sản phẩm, tư vấn phát triển website.
- Có kiến thức về thực hiện và cơ cấu quỹ hỗ trợ (CDF, AIPF)
- Có khả năng thảo TORs cho tư vấn quốc gia về kỹ thuật, kỹ năng đào tạo bao gồm cả việc đàm phán, đánh giá mục tiêu các đề xuất, giám sát thực hiện và đánh giá tác động.
- Có kinh nghiệm về quản lý các quy trình định hướng dự án bao gồm đánh giá đề xuất, chuẩn bị hợp đồng và phương pháp quản lý, giám sát đánh giá dự án có sự tham gia.
- Có kinh nghiệm về giám sát, hỗ trợ và kỹ năng giao tiếp tốt với vị trí quản lý cấp cao hay các doanh nghiệp tư nhân.
- Nhạy cảm về khác biệt văn hóa và giới.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và một số phần mềm về phát triển cơ sở dữ liệu.
- Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong viết và giao tiếp.
VII. Thời gian làm việc:
- Năm 2009: 3 vị trí (toàn bộ thời gian)
- Năm 2010 và 2011: 2 vị trí (toàn bộ thời gian)
VIII. Địa điểm làm việc: làm việc tại văn phòng thực hiện dự án, văn phòng trung tâm xúc tiền đầu tư kinh doanh và những đợt công tác tại các huyện Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm và một số huyện thị xã của tỉnh Bắc Kạn.
Liên hệ địa chỉ: ban quản lý dự án Bắc Kan 3PAD,
Tầng 3 , sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Kạn
Tổ 4, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn,
Thời hạn nộp hồ sơ: 30 tháng 10 năm 2009

Tuyen giao vien trong nuoc ve PAR

DỰ ÁN 3PAD BẮC KẠN
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU NỘI DUNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC
Giáo viên trong nước về phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia ( PAR)

I. Vị trí: Giáo viên trong nước về phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia (PAR)
II. Chức năng: Giáo viên PAR trong nước sẽ phối hợp cùng với giáo viên PAR nước ngoài xây dựng bộ tài liệu tập huấn về PAR để tập huấn cho các tiểu giáo viên và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã. Hỗ trợ giáo viên PAR nước ngoài trong quá trình tập huấn cho các tiểu giáo viên và các khuyến nông khuyến lâm viên các xã.
III. Nhiệm vụ: Giáo viên về phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PAR) sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
1. Mục tiêu: Giáo viên về PAR sẽ kết hợp với giáo viên nước ngoài xây dựng bộ tài liệu tập huấn về PAR và tập huấn cho các tiểu giáo viên về PAR. Giúp cho các tiểu giáo viên cấp cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức, kỹ năng và cách sử dụng PAR.
2. Những trách nhiệm và nhiệm vụ chính:
- Giáo viên PAR trong nước chuẩn bị tài liệu, giảng dạy cho tiểu giáo viên của các cơ quan thuộc tỉnh huyện, xã và người dân cơ sở về phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia.
- Các phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia được chuẩn bị Tập huấn kỹ thuật được sử dụng để phát triển hơn nữa, thử nghiệm hệ thống canh tác hiện tại và để phát triển hệ thống canh tác mới có sự sáp nhập của các tiến bộ KHKT mới và cải tiến như hệ thống nông lâm kết hợp, cải thiện dinh dưỡng cho vật nuôi, các loại cây chăn nuôi gia súc, sản xuất các loại cây hoặc cây thức ăn gia súc, tăng vụ hoặc xen canh, bảo vệ và cải thiện giá trị dinh dưỡng của các phụ phẩm nông nghiệp, sử dụng các hệ thống ao, ruộng để nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị cao. Đa dạng các loại cây ăn quả, công nghiệp.
- Tập huấn về phương pháp và cách làm PAR, bao gồm các mô hình PAR được thiết lập và đang triển khai dành cho các cán bộ sở KHCN và sở NN&PTNT tại cấp tỉnh. Lên kế hoạch sử dụng các ToT đã qua đào tạo và thiết lập, khởi xướng các mô hình dự án PAR kết hợp nguồn vốn của quỹ CDF
- Lên kế hoạch giảng dạy ToT cho các tiểu giáo viên và cán bộ các sở ban ngành của tỉnh về PAR. Lập kế hoạch để các tiểu giáo viên và cán bộ của các sở ban ngành thực hành về PAR. Thiết lập mô hình trình diễn để các tiểu giáo viên thực hành trên thực tế theo điều kiện đặc thù của từng địa phương và nhân diện trên tất cả các xã trong vùng dự án.
- Có chiến lược nghiên cứu hành động có sự tham gia cho các đơn vị tham gia dự án, tham vấn cho các xã, huyện về chương trình PAR. Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm nghiên cứu dự án khả thi tại các xã, thôn
- Kinh nghiệm PAR được truyền tải đến tiểu giáo viên thông qua các lớp tập huấn và các mô hình, các chương trình đào tạo và đào tạo cho tiểu giáo viên về kinh doanh nông nghiệp, các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) đào tạo tiểu giáo viên TOT, và cho các hoạt động khác phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Nghiên cứu khả thi và hướng dẫn cho ToT về áp dụng các loại quỹ về phát triển đặc biệt chú ý sử dụng quỹ CDF. Đóng góp cho việc phát triển các chỉ tiêu, tiêu chí cho nguồn viện trợ CDF về dịch vụ và cơ sở hạ tầng trong các hợp đồng. Phát triển các tiêu chí đặc biệt kỹ thuật, và đăng ký của các nhóm củng sở thích, cộng đồng dựa vào các nhóm ( thôn /bản).
- Đánh giá lại hiệu quả ToT trong quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm và hoàn thiện lại tài liệu tập huấn ToT về PAR và tiếp tục triển khai theo kế hoạch dự án trong năm tiếp theo.
- Báo cáo quá trình thực hiện triển khai các lớp tập huấn về PAR, báo cáo rút kinh nghiệm và hoàn thiện tài liệu tập huấn TOT.
IV. Kết quả mong đợi:
- Bộ tài liệu tập huấn ToT về PAR.
- Kế hoạch thực hiện PAR cho các tiểu giáo viên tại các đơn vị.
- Chương trình thực hiện các dự án mô hình về PAR kết hợp nguồn vốn CDF tại cơ sở, đánh giá lại các mô hình thực hiện theo PAR để nhân diện.
V. Quan hệ công tác và hệ thống báo cáo:
Giáo viên trong nước về phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia ( PAR) làm việc dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo dự án, Ban quản lý dự án Tỉnh Bắc Kạn, nhà tài trợ và đối tác, cũng như kiểm soát, kiểm toán và các BQL dự án cấp huyện, xã. Thuờng xuyên liên lạc, báo cáo cho chuyên gia sinh kế của văn phòng dự án 3PAD Bắc Kạn.
VI. Yêu cầu và bằng cấp:
- Có trình độ đại học nông lâm nghiệp, kinh tế, xã hội hoặc các ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm về nghiên cứu hành động có sự tham gia tối thiểu 3 năm, sử dụng thành thạo các công cụ nghiên cứu có sự tham gia ( SWOT, transect work …)
- Có kinh nghiệm về quản lý các quy trình định hướng dự án bao gồm đánh giá đề xuất, chuẩn bị hợp đồng và phương pháp quản lý, giám sát đánh giá dự án có sự tham gia.
- Nhạy cảm về khác biệt văn hóa và giới. Có kinh nghiệm làm việc theo nhóm.
- Có kinh nghiệm là việc tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo.
- Có khả năng thích nghi với cường độ cao, áp lực lớn, đi lại nhiều tại vùng miền núi, có sức khỏe, năng động, nhiệt tình
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và một số phần mềm về phát triển cơ sở dữ liệu.
- Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong viết và giao tiếp.
- Có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc là một lợi thế.
Thời gian làm việc: từ tháng 9 đến hết tháng 12 năm 2009.
Địa điểm làm việc: làm việc tại văn phòng thực hiện dự án và những đợt công tác tại các huyện Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm.

Tuyển dụng chuyên gia trong nước về Quỹ CDF

DỰ ÁN 3PAD BẮC KẠN
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU NỘI DUNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC
Chuyên gia về quỹ hỗ trợ cộng đồng ( trong nước)
I. Thông tin chung:
Mục tiêu phát triển của dự án nhằm hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu vực miền núi tỉnh Bắc Kạn. Các kết quả mong chờ của dự án gồm: (i) Văn hoá quản lý được cải thiện, khuyến khích việc sử dụng, sở hữu tài sản và thị trường đối với lĩnh vực tư nhân nhằm tăng trưởng vì người nghèo; cải thiện phân phối một cách bền vững trong các hoạt động sinh kế của những người nghèo thông qua sự liên kết những đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực con người, cải thiện công nghệ và các hoạt động kinh doanh nông nghiệp cũng như ảnh hưởng của các hệ thống phân phối dịch vụ, và (iii) hệ thống bảo vệ, bảo tồn xã hội, sinh thái, kinh tế bền vững trên đất dốc bao gồm việc thành lập các hệ thống thanh toán dịch vụ môi trường.
Mục tiêu khởi đầu đối với sự can thiệp của dự án là (i) phân loại đất lâm nghiệp, sử dụng đất cũng như phân bổ quyền sử dụng đất cho những hộ nghèo; (ii) chuyển đổi hình thức sinh kế theo hướng hệ thống nông nghiệp hàng hoá với việc tạo ra một thị trường hàng hoá nông nghiệp hài hoà; (iii) phát triển hệ thống bảo vệ và bảo tồn xã hội, hệ sinh thái và kinh tế trên đất dốc.
Mục tiêu thực hiện chiến lược của dự án là thể chế hoá việc tiếp cận chính quyền thiết thực hơn và nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền có liên quan thông qua phát triển của các quy trình chính quyền và hỗ trợ tập huấn, tư vấn cho cơ quan thực hiện, các đối tác quản lý là những đơn vị sẽ (i) tìm kiếm sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong việc sử dụng hiệu quả đất dốc và vùng thung lũng; (ii) cải thiện sự phát triển và chuyển giao công nghệ, các hoạt động quản lý nông nghiệp một cách hợp lý đối với hệ thống nông nghiệp vùng cao thông qua nghiên cứu có sự tham gia và hệ thống phân phối dịch vụ đa năng; và (iii) thí điểm việc quản lý các hệ thống lợi ích và bền vững trên đất dốc.
Để tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu có sự tham gia và hệ thống phân phối dịch vụ đa năng, dự án sẽ thành lập một Quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng (CDF) để phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện và việc quản lý ở cấp cộng đồng. Các CDF sẽ có những nguồn tài trợ đối với những người tiếp nhận thông qua các thỏa thuận hợp đồng về dịch vụ dựa vào kết quả đạt được, cơ sở hạ tầng dựa vào thôn/bản và nghiên cứu có sự tham gia.
I. Vị trí: Chuyên gia trong nước về quỹ hỗ trợ cộng đồng ( trong nước)
II. Chức năng:
Chuyên gia quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng sẽ làm việc cùng với Tư vấn quốc tế về CDF hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế quỹ phát triển cộng đồng, đào tạo các ban quản lý dự án cấp huyện và hỗ trợ các kỹ năng tập huấn và giám sát cho giám đốc dự án, trưởng ban quản lý dự án cấp huyện, các thành viên ban quản lý dự án cấp huyện.
Những trách nhiệm chung:
Tư vấn hỗ trợ CDF quốc tế sẽ làm việc cùng với Tư vấn quốc tế về CDF hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế CDF, đào tạo các Điều phối viên cấp huyện và hỗ trợ các kỹ năng tập huấn và giám sát cho Giám đốc dự án và Điều phối viên tại các huyện.
Các trách nhiệm và nhiệm vụ:
a. Cùng với tư vấn quốc tế chuẩn bị một Cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện CDF với sự hỗ trợ của Tư vấn dịch vụ mở rộng. Tài liệu này cần xác định rõ ràng trạng thái và phạm vi cho việc thực hiện Quỹ đối với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại cấp xã; xuất của dự án, (v) sự phát triển của các báo cáo đánh giá (đối với CMB);
b. Đào tạo nhân viên chủ chốt của PIU và Điều phối viên của 3 huyện thuộc dự án (Hỗ trợ kỹ thuật) về các nguyên tắc, quy trình, các thủ tục thực hiện và các nguyên tắc hoạt động chung trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện CDF;
c. Làm việc với các điều phối viên của 3 huyện để phát triển kỹ năng trong việc thực hiện CDF ở cấp xã (SARD) bao gồm tài chính và các vấn đề liên quan giữa CDF và vòng quản lý dự án;
d. Hỗ trợ hát triển một chiến lược xúc tiến, chuẩn bị và bàn giao nhận thức “lộ trình” CDF trong các huyện và xã mục tiêu;
e. Đống góp xây dựng các điều khoản tham chiếu và các thoả thuận đối với điều phối viên quốc gia trong việc đánh giá tác động của dự án và phát triển việc tiếp cận các tác động tổng hợp của dự án đối với chương trình và ở các mức độ;
f. Đánh giá những khả năng đối với những hỗ trợ của Hợp phần Chương trình 135 II;
g. Xem xét những kinh nghiệm được học và các cơ hội để tổ chức hợp lý các hoạt động CDF và làm nổi bật những
Các kết quả mong đợi:
Sự cung cấp thứ nhất (PY1):
1. Sổ tay hướng dẫn thực hiện CDF.
2. Đào tạo cho những giảng viên có thẩm quyền (Tư vấn quốc gia về CDF).
3. Lịch trình về lộ trình CDF.
Sự cung cấp hai (PY2):
1. Quản lý và đánh giá thiết kế cơ sở dự liệu, kết cấu, và thử nghiệm theo chi tiết kỹ thuật;
2. Hoàn thiện lộ trình CDF;
3. Thực hiện CDF, các hợp đồng được tiếp cận và bắt đầu thực hiện;
4. Các điều phối viên và các kế toán cấp huyện đựơc đào tạo về CDF.
Sự cung cấp ba (PY3):
1. Xét duyệt Sổ tay hướng dẫn thực hiện CDF;
2. Việc thực hiện các cơ sở dữ liệu, hoạt động giám sát dự án và sự thành công;
3. Các báo cáo giám sát dự án;
4. Các điều khoản tham chiếu và sự bày tỏ các báo cáo đánh giá tác động của dự án.
Sự cung cấp tư:
1. Xem xét các kinh nghiệm thu được về các hoạt động CDF, các cơ hội để cải thiện và đánh giá kế hoạch hành động cho 2 năm cuối cùng của dự án;
Những yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm:
· Có trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội hoặc nông lâm nghiệp.
· Có kinh nghiệm trong phát triển và quản lý các quỹ hỗ trợ bao gồm các hướng dẫn thực hiện;
· Có kinh nghiệm về địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận, hoặc các tỉnh có cùng đặc điểm về sản xuất và tỷ lệ nghèo đói;
· Có kinh nghiệm về hoạt động hành chính và hệ thống quản lý của địa phương và mạng lưới truyền thông liên quan đến cấp huyện và xã;
· Các kỹ năng giám sát, hỗ trợ và giao tiếp khi làm việc với vị trí quản lý cấp cao hay các doanh nghiệp tư nhân và những dự án tài trợ khác;
· Dễ dàng thích nghi với sự khác nhau về văn hoá và giới;
· Thành thạo vi tính văn phòng và đặc biệt liên quan đến việc phát triển cơ sở dữ liệu;
· Viết và đọc tiếng Anh tốt.
· Có kiến thức về ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số là một lợi thế.
Thời gian làm việc:
(i) Sự hỗ trợ đầu tiên: 6 người cho các tháng (2+4) trong năm 1. Sự hỗ trợ khởi điểm ban đầu 1 tháng sau khi dự án khởi động;
(ii) Sự hỗ trợ thứ 2: 3 người cho quý đầu tiên của năm 2010;
(iii) Sự hỗ trợ thứ 3: 2 người cho quý 2 năm 2011;
(iv) Sự hỗ trợ thứ 4: 1 người cho quý 2 năm 2012.
Địa điểm làm việc:
Tại Văn phòng PIU và những đợt cộng tác chủ yếu tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Na Rì.

Sunday, July 5, 2009

Giới thiệu dự án 3PAD

Thông tin chung:
Dự án "Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn" (3PAD) được tài trợ bởi Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Mục tiêu phát triển của dự án nhằm hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu vực miền núi tỉnh Bắc Kạn. Các kết quả mong chờ của dự án gồm: (i) Văn hoá quản lý được cải thiện, khuyến khích việc sử dụng, sở hữu tài sản và thị trường đối với lĩnh vực tư nhân nhằm tăng trưởng vì người nghèo; cải thiện phân phối một cách bền vững trong các hoạt động sinh kế của những người nghèo thông qua sự liên kết những đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực con người, cải thiện công nghệ và các hoạt động kinh doanh nông nghiệp cũng như ảnh hưởng của các hệ thống phân phối dịch vụ, và (iii) hệ thống bảo vệ, bảo tồn xã hội, sinh thái, kinh tế bền vững trên đất dốc bao gồm việc thành lập các hệ thống thanh toán dịch vụ môi trường.
Mục tiêu khởi đầu đối với sự can thiệp của dự án là (i) phân loại đất lâm nghiệp, sử dụng đất cũng như phân bổ quyền sử dụng đất cho những hộ nghèo; (ii) chuyển đổi hình thức sinh kế theo hướng hệ thống nông nghiệp hàng hoá với việc tạo ra một thị trường hàng hoá nông nghiệp hài hoà; (iii) phát triển hệ thống bảo vệ và bảo tồn xã hội, hệ sinh thái và kinh tế trên đất dốc.
Mục tiêu thực hiện chiến lược của dự án là thể chế hoá việc tiếp cận chính quyền thiết thực hơn và nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền có liên quan thông qua phát triển của các quy trình chính quyền và hỗ trợ tập huấn, tư vấn cho cơ quan thực hiện, các đối tác quản lý là những đơn vị sẽ (i) tìm kiếm sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong việc sử dụng hiệu quả đất dốc và vùng thung lũng; (ii) cải thiện sự phát triển và chuyển giao công nghệ, các hoạt động quản lý nông nghiệp một cách hợp lý đối với hệ thống nông nghiệp vùng cao thông qua nghiên cứu có sự tham gia và hệ thống phân phối dịch vụ đa năng; và (iii) thí điểm việc quản lý các hệ thống lợi ích và bền vững trên đất dốc.
Để tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu có sự tham gia và hệ thống phân phối dịch vụ đa năng, dự án sẽ thành lập một Quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng (CDF) để phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện và việc quản lý ở cấp cộng đồng. Các CDF sẽ có những nguồn tài trợ đối với những người tiếp nhận thông qua các thỏa thuận hợp đồng về dịch vụ dựa vào kết quả đạt được, cơ sở hạ tầng dựa vào thôn/bản và nghiên cứu có sự tham gia.

About Me

Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn, Vietnam
Advisor for Business Investment Support Centre (BISC)- Bac Kan town, Bac Kan province. FAX: (+84)(281)3811889 Cell: (+84)948228288 Email: Thongtrieu@gmail.com